Pages

Thursday, March 07, 2013

"Cầu xin đau cả loài người"*

Tôi vừa bóc đi tờ lịch cuối cùng của năm cũ vừa ngồi viết những giòng chữ vô nghĩa này như một cách tự vỗ về mình. Và cũng là để ngăn nỗi ám ảnh không tràn sang năm mới. Nỗi ám ảnh về một người phụ nữ đang mang thai phải sống trong ngục tù. Nỗi ám ảnh về một người phụ nữ khác bị đánh đập, bị lột quần áo để cho những kẻ -tự nhận mình là con người- khám xét khắp cơ thể ngay tại trụ sở phường công an, một nơi được hiểu là “làm nhiệm vụ bảo vệ công dân”. Nỗi ám ảnh về một gia đình có đến ba người bị bắt trong vòng chưa đầy ba tháng. 

Ấn tượng đầu tiên của tôi về anh- Luật sư Lê Quốc Quân – là hình ảnh anh bị gần chục công an “kéo xềnh xệch” trước trụ sở Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội mà miệng vẫn hô vang: “Trường Sa- Hoàng Sa là của Việt Nam!”. Đó là ngày 9/12/2007, ngày mà lần đầu tiên kể từ sau năm 1975, người dân dám xuống đường để bày tỏ lòng yêu nước, phản đối việc xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam. Hồi đó, có lẽ anh còn chưa biết tôi. Sau này khi tiếp xúc với anh , tôi đã rất ngạc nhiên: chưa bao giờ anh nói với tôi về Nhân quyền hay Dân chủ, những giá trị mà cả tôi và anh đều đang theo đuổi. Tôi nhận ra một điều rất thú vị nơi anh, là anh thích truyện cười, truyện tiếu lâm và đã kể rất duyên những câu chuyện ấy.

Khi tôi vừa mãn hạn tù hơn một tháng thì em trai anh, anh  Lê Đình Quản bị bắt. Ít ngày sau, “công an Hà Nôị về tận quê ở xóm Vĩnh Hòa, giáo phận Vinh tìm bắt chị Nguyễn Thị Oanh là em con cậu ruột của anh Quân ngay khi chị Oanh đang về quê để dưỡng thai và chăm sóc bố đang ốm” ( trích “ Thư thông báo và kêu gọi sự quan tâm” của gia đình anh Quân). Bi kịch chưa dừng lại ở đó. Ngày 27/12/2012, đang trên đưởng chở con đi học thì anh Quân bị hàng chục công an chặn bắt, đồng nghĩa với việc họ cũng cướp luôn tuổi thơ của con anh.Cả ba anh em họ đều bị bắt với tội danh “Trốn thuế” trong khi “chi cục thuế quận Đống Đa đã đưa công ty VietnamCredit ( do anh Lê Đình Quản làm Giám đốc) vào danh sách khen thưởng vì nộp thuế đủ và đúng hạn”. Tôi không thể hình dung ra được mình sẽ chịu đựng thế nào nếu phải ở trong hoàn cảnh ấy. Anh sẽ phải sống những ngày tháng trong tù để đau nỗi đau của mẹ, của vợ, của con anh. Sẽ phải đau nỗi đau của người em gái và đứa cháu đang đợi ngày chào đời.

 Hồi bị biệt giam,tôi ở cạnh buồng của Quỳnh, một người tù cũng đang chờ ngày được lên chức bố. Quỳnh bị bắt khi về chịu tang bố sau những ngày trốn nã. Quỳnh bảo với tôi: “ Có lẽ vợ em sẽ sinh đúng ngày cúng 49 của bố em chị ạ. Nhưng không biết là con trai hay gái”. Đêm nào Quỳnh cũng hát, và hát rất hay những bài hát thật buồn. Tôi hay bị ám ảnh bởi giọng hát ( đúng hơn là tâm trạng) của Quỳnh.Tôi nhớ nhất là những câu:

 “ Hỡi những bạn bè nằm trong lao lý
Con tôi chào đời là trai hay gái?
Em ơi ở nhà lo cho con em nhé
Anh xin hẹn lại kiếp sau trọn đôi…”

Tôi không biết vợ Quỳnh sinh con trai hay gái, có sinh đúng thời gian Quỳnh tính toán hay không và Quỳnh bị kết án bao nhiêu năm vì sau đó ít hôm, cậu ta bị chuyển đi nơi khác.Nhưng ít ra, vợ Quỳnh khi sinh nở dù vắng chồng vẫn sẽ được  gia đình nội ngoại, bạn bè chăm sóc, chúc phúc.  Quỳnh, sau ít năm trở về sẽ được ôm con vào lòng để tận hưởng hạnh phúc của tình phụ tử. Hoàn cảnh ấy tuy đáng thương nhưng không đáng lo như chị Oanh.Việc bắt giữ và giam một phụ nữ đang mang thai không chỉ vi phạm pháp luật  (cụ thể là điều 88 Bộ luật Tố tụng hình sự, vi phạm Luật Bảo vệ và chăm sóc bà mẹ và trẻ em, vi phạm  một số điều được quy định trong Bản Tuyên ngôn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc mà chính Việt Nam đã tham gia ký kết) , mà còn xúc phạm nghiêm trọng đến truyền thống đạo đức và danh dự của người Việt Nam.Thêm nữa, gia đình Luật sư Lê Quốc Quân cho biết họ “nhận được thông tin là thân nhân bị phân biệt đối xử trong trại giam”. Lấy tư cách là một cựu tù nhân lương tâm, tôi dám khẳng định chuyện bị  “phân biệt đối xử” là có cơ sở. Chị Oanh, dẫu không bị bắt với cái tội gọi là “Tuyên truyền chống Nhà nước…” như tôi song  chỉ với lý do là em họ Luật sư Lê Quốc  Quân, một nhà đấu tranh Dân chủ cũng đủ để  chị bị … đối xử đặc biệt. Người ta sẽ cô lập chị với những người tù khác, sẽ coi chị như một tên phản động đáng ghét. Sẽ đe dọa hoặc cảnh cáo bất cứ ai muốn gần gũi hay giúp đỡ chị. Mà một người phụ nữ đang mang thai rất cần sự giúp đỡ.  Người ta sẽ dùng luật( bảo là đã được quy định trong văn bản hẳn hoi), để gia đình không được gửi chăn , quần áo ấm vào cho chị. Hoặc cho gửi thì phải kèm theo một… điều kiện nào đó mà chị không thể hay không muốn thực hiện. Như tôi chẳng hạn. vì không chịu cho họ đóng dấu chữ “PHẠM NHÂN” vào quần áo nên tôi đã phải chống chọi với cái lạnh cắt da cắt thịt suốt mấy năm trời. Chị sẽ không được mua đồ ăn, đồ dùng “ quá tiêu chuẩn” và như thế chị sẽ phải chịu đói, chịu rét vì “pháp luật quy định thế”. Chưa hết, hàng ngày chị sẽ phải chịu thẩm vấn, có khi ngày hai lần và có thể sẽ  kéo dài đến hàng tháng trời. Chỉ mong sao họ không xiềng chân chị như đã làm với tôi.

 Lúc này, tôi không dám nghĩ đến những điều kinh khủng hơn. Tôi không muốn nhớ lại nhưng chuyện về một người bạn tù đã chết trước khi tôi về ít hôm cứ lởn vởn trong óc. Chị Tuyên đã kể về  đoạn đời đẫm nước mắt của chị. Chồng mất sớm, chị phải bươn chải kiếm sống nơi đất khách quê người. Rồi chị gặp một người đàn ông khác. Ngày bước chân vào tù chị cũng đang mang thai. Chị không hiểu vì sao mà họ- những viên an ninh điều tra- lại đánh chị đến nỗi sảy thai như thế. Trong khi những gì chị biết, chị làm, chị đã khai hết rồi.Lên trại, chị được xếp vào đội làm nông nghiệp, ở chung buồng với tôi. Những ngày chị ốm, quản giáo ( người phụ trách đội sản xuất) vẫn bắt chị đi làm. Đến khi bệnh tình quá nặng, không thể gượng được nữa, người ta cho chị đi bệnh viện. Một lần, chị nói với tôi: “ chị mà chết chắc chắn sẽ phù hộ cho Nghiên”. Tôi nghe lạnh cả người! Mấy bữa sau chị chết thật. Chết vì suy kiệt, nhưng người ta đồn rằng chị chết vì AIDS. Kể câu chuyện này, tôi biết thật không công bằng với bạn đọc khi năm mới đang cận kề. Tôi càng không có ý gieo vào lòng những người thân của chị Oanh sự lo lắng và hoảng loạn.  Nếu chỉ vì chị là em họ anh Quân khiến họ đối xử khắt khe thì tôi hy vọng  rằng cùng một lý do như thế, họ sẽ không gây tội ác với chị. Trong thời khắc cuối cùng của năm 2012 này, giữa cái lạnh thấu xương của tiết trời Hà Nội, tôi mong rằng các anh chị được bình an và “cảm nhận được sự tự do ngay cả khi bị giam cầm” như chính lời anh Quân từng viết. Lê Quốc Quân, Lê Đình Quản, Nguyễn Thị Oanh, Nguyễn Hoàng Vi những con người đã sống không chỉ với thân phận của riêng mình. Các anh chị đã biết đặt lên vai mình vận mệnh của đất nước. Và tha thứ cho những kẻ gây tội ác với mình như lời Chúa dạy.


 Con cầu xin Đấng Tối Cao hãy ngăn chặn những bàn tay tội ác và che chở cho con cái của Người. Để sẽ không còn ai phải tù oan,  không một sinh linh nào phải chờ đợi để được chào đời trong ngục tối. Để không còn cô gái nào bị đánh đập, bị lột trần ngay trong đồn công an như Hoàng Vi chỉ vì lòng yêu nước. Thượng Đế ơi! con cầu xin Người, lời “cầu xin đau cả loài người”.
                                                                      Hải Phòng ngày 31/12/2012
                                                                         Phạm Thanh Nghiên

(*): Nhan đề một bài thơ của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, viết năm 2007.    
                                                             


Cảm ơn một độc giả đã dịch bài viết này của tôi sang tiếng Anh.



I read today the news of Oanh’s unborn baby (Lawyer Le Quoc Quan’s cousin) who had died after 28 weeks of age. I became very emotional and thought that we need to denounce this Viet Cong’s barbaric act to incarcerate arbitrarily pregnant women.
Thanh Nghien.

                "The prayer that pains all mankind" *

I just peeled away the last page of the last year’s daily calendar while writing the words of this nonsense as a way of soothing myself. And also to prevent the phobia from overflowing to the new year. The specter of a pregnant woman having to live in prison. The specter of another woman who was beaten up, stripped of her clothes while those who identify themselves as human beings thoroughly search her body at the precinct police headquarters, a place to be known as "dutiful to protect citizens." The haunting thoughts of a family of three people arrested in less than three months.

My first impression of Lawyer Le Quoc Quan was the image of a man being "dragged away" by half a dozen of policemen in front of the Chinese Embassy in Hanoi while shouting: "Spratly and Paracel Islands belong to Vietnam." It was on September 12, 2007, the first day since 1975 when people dared to take to the streets to express their patriotism, to protest the Chinese invasion of Vietnam. He probably did not know of me then. Later on, when in contact with him, I was surprised that he never talked to me about human rights or democracy, the values that he and I are both pursuing. I noticed another interesting trait about him, it was the fact that he likes joke stories and he told those stories very charmingly.

Just over a month after I was released from prison, his brother - Mr Le Dinh Quan - was arrested. A few days later, "Hanoi police came over to the village of Vinh Hoa, Vinh diocese to arrest Ms Nguyen Thi Oanh, who is Quan’s cousin when she returned to nurse her pregnancy as well as looking after her sick father" (quoted in "Letter to announce and call for concern” by the Le Quoc Quan’s family). The tragedy had not stopped there. On 27/12/2012, while on the way to take his children to school, Quan was intercepted and arrested by dozens of policemen right in front of his children. By this action, they had also robbed his children of their childhood. All the three brothers were arrested on the charge of "tax evasion" while "Dong Da District Tax Department had put Vietnam Credit Company (where Le Dinh Quan is the CEO) on the Merit List for full and timely tax payment." I can not imagine how I would endure if I were in that situation. He would have to live those days in jail while feeling the pain of  his mother, his wife’s and his children’s. He would feel for the pain of his cousin and of the niece or nephew waiting to be born.

When in solitary confinement I was put next to Quynh’s cell, a prisoner who was also awaiting to be a father. Quynh was arrested when coming back home to mourn his father’s funeral after days running away from the police. Quynh told me: "Maybe my wife will give birth exactly on the day my father is offered his 49th day of death commemoration. But I do not know it’ll be a boy or girl". Quynh would sing every night, and sing beautifully very melancholy songs. I often am haunted by his voice (rather than the mood) of Quynh. I remember most the lyrics:

"O my friends in jail,
My child was born, a boy or a girl?
My love at home please care for our child
I will see you in the next life ... "

I do not know if Quynh’s wife gave birth to a boy or girl, whether or not the birth was on time as he had calculated and how many years he was convicted because he was transferred to somewhere else a few days later. But at least, while giving birth to their child in his absend, she would still be blessed and cared by families of both sides and friends. Quynh, a few years later, would be back holding his baby in his arms to enjoy the happiness of fatherhood. His situation was pathetic though, but not so worrying as Oanh’s. The arrest and detention of a pregnant woman was not only violating the law (specifically Article 88 of the Code of Criminal Procedure, the Law on Protection and Violations of Care for Mothers and Children, a violation of the provisions of the UN Universal Declaration of Human Rights that Vietnam has been a signatory or acceded to), but also deeply offensive to Vietnam’s traditional morality and honour. Furthermore, Lawyer Le Quoc Quan’s family said they "received information that their kin is discriminated while in prison." Taking as a former prisoner of conscience, I dare assert what is "discrimination" is not unfounded. Ms. Oanh, though not arrested for the crime called "propaganda against the state ..." like me but she as an cousin sister of Le Quoc Quan - a democracy activist, is good enough for her to be treated ... specially. They would isolate her with other prisoners, she would be seen as a traitor worthy of hate. They would threaten or warn anyone who wants to help her or be close to her. But a pregnant woman desperately needs that help. They would use the law (saying it has been said properly in the written rules) so that her family would not be able to send her blankets, warm clothes. Or even allowed to send ... with certain conditions that she cannot or does not want to do. As such I am, because I refused to let them stamp the word "PRISONERS" on my clothes I had to fight off the bitter cold that almost cut into the flesh for several years. She would not be allowed to buy food, utensils which are "over the standard" and as such she would be prone to be hungry, cold because "the law has said so". And yet, every day she would suffer interrogation, sometimes twice a day and may last up to several months. Just wish they would not shackle her legs as they did with me.

At this point, I do not dare think about more horrible things. I do not want to remember but the story of a fellow prisoner who died a few days before me released home, is hovering in my head. Sister Tuyen talked about the life soaked with tears of hers. Husband died early, she strived to make a living in a foreign land. Then she met a man. On entering the prison she was pregnant. She did not understand why they - the interrogating security guards - had to hit her so hard that she was so miscarried. While what she knew, did she had told them all already. In the camp, she was grouped into the farming team, in the same cell with me. In the days she was ill, the warden (the person in charge of production) still forced her to work. Until the illness became too severe, could not force her anymore, they had to take her to the hospital. Once, she told me: "I will surely bless you when I die". I felt the cold running in all my body! The following days she was really dead. She died of exhaustion, but it was rumoured that she died of AIDS. Told this story, I knew it was not fair for you readers when the new year was near. I did not even mean to instill in Oanh’s relatives anxiety and panic. If only because she was Quan’s cousin that they treated her so strictly, then I hope that with the same reason, they would not cause any crime to her. In the final moments of 2012, in the middle of the freezing weather in Hanoi, I hope that you all have peace and "feel freedom even in captivity," as what Quan has ever written . Le Quoc Quan, Le Dinh Quan, Nguyen Thi Oanh, Nguyen Hoang Vi - those who do not live with their own identities. You all know to place on your shoulders the country's destiny. And forgive the perpetrators as the Lord preaches.

I pray that the Almighty stop the crime hands and protect his children. For no one would be unjust imprisonment, a creature does not have to wait to be born in the dungeons. To no girls beaten, stripped naked right in the police station as Hoang Vi was because of patriotism. My God! I begged You, “the prayer that pains all mankind."
                                                                      
Hai Phong, 31/12/2012
Pham Thanh Nghien.

(*) Writer Nguyen Xuan Nghia’s poem , written in 2007.

No comments:

Post a Comment